Sunday, March 5, 2023

[Our Voice] Cán cân thời trang xoay chiều, "kẻ thích nghi" có phải là người chiến thắng?

 Với Tuần lễ thời trang Milan vừa đi qua, ngoài những bộ sưu tập ấn tượng, có lẽ đa số chúng ta sẽ nhớ đến mâu thuẫn giữa những người có sức ảnh hưởng với biên tập viên, nhà phê bình thời trang Vanessa Friedman.







Vị trí ngồi trong mỗi show diễn thời trang luôn là một trong những vấn đề được giới mộ điệu quan tâm nhất, thể hiện sự tinh tế và tính toán đến từng chi tiết nhỏ của từng nhà mốt. Trong show diễn Thu Đông 2023 vừa qua, Gucci đã sắp xếp một chỗ ngồi đặc biệt là hai vòng tròn ở vị trí trung tâm dành riêng cho đội ngũ influencer hùng hậu. Vị trí này được tách biệt khỏi hàng ghế front-row bình thường, trong khi các buyer, nhà phân phối, đơn vị truyền thông và nhà phê bình được xếp ngồi ở phía trên, dọc theo các cạnh tường.

Sau khi kết thúc, show diễn nhận phải nhiều phân tích trái chiều đến từ cả giới mộ điệu và người có chuyên môn. Vanessa Friedman, nhà phê bình, phóng viên đến đến từ tạp chí danh giá New York Times, nhận xét đây là show diễn "hổ lốn", lộn xộn. Đáng chú ý, bài viết của cô mang khá nhiều sắc thái cảm xúc, gucci siêu cấp với những phát ngôn thù địch đụng chạm đến các influencer (đặc biệt là influencer gốc Á) theo hướng xúc phạm nghề nghiệp cũng như ngoại hình của họ.

Theo đó, Vanessa nhận xét nhiều influencer “ăn mặc như hề” khi đến với show diễn, lại còn được ngồi ở những vị trí đẹp: “sàn diễn thì đẹp đấy, bọc nhung bọc da nhưng tại sao lại xếp hàng chục influencer ở vị trí tốt nhất”. Đối với Vanessa, Gucci đang không công bằng khi dành quyền lợi tối cao cho những người có ảnh hưởng bởi hãng đã phải trả tiền cho các influencer, để họ ngồi vào những vị trí đẹp, đổi lại nhãn hàng có được những đánh giá tích cực nhưng giả dối từ cộng đồng này.

Ngoài lời phát ngôn về ngoại hình các influencer được đánh giá là “miệt thị”, chê bai họ không xứng với vị trí ngồi trong show, Vanessa Friedman cũng thể hiện thái độ không mấy hài lòng với những ngôi sao KPOP đang xuất hiện ngày một nhiều trên hàng ghế đầu của các show diễn thời trang: “Bên cạnh influencer, những ngôi sao KPOP là thứ mỗi hãng phải có ít nhất một người, như DK của Seventeen tại Bally, đến để chứng kiến các tác phẩm của Rhuigi Villaseñor hay nói đúng hơn là new version của Gucci dưới thời Tom Ford hay JOY từ Red Velvet tại TOD’S.”

Đáp trả lại bài viết, những người bị công kích mà tiêu biểu là fashionisto Bryanboy đã có những bình luận vô cùng gay gắt.

Những chỗ ngồi trên hàng ghế đầu luôn là một vấn đề nhạy cảm. Định kiến giữa các biên tập viên thời trang và các fashion blogger, influencer cũng không phải mới. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài. Sau "mồi lửa" của nữ nhà báo NY Times, nhà phê bình thời trang Cathy Horyn cũng lưu ý đến "vòng tròn người nổi tiếng" trong bài review cho The Cut: “Cuộc trò chuyện trong vòng tròn ở giữa phòng, nơi chứa đầy những người có ảnh hưởng và các dãy cửa thang máy nơi dòng người mẫu đến và đi đều đặn.” Hay trong phần viết riêng về bộ sưu tập, WWD đã giới thiệu rằng không chỉ có một mà là hai vòng tròn nổi bật chứa “đầy những người có ảnh hưởng”. Nicole Phelps tại tạp chí Vogue cho biết các ghi chú của chương trình đã mô tả những vong tròn là đại diện cho “vòng tuần hoàn hợp tác ở trung tâm của cộng đồng sáng tạo Gucci.” Thật thú vị, trong khi những người có ảnh hưởng ngồi chìm đắm trong vòng hợp tác của thương hiệu, thì vòng ngoài lại tràn ngập những ngôi sao hạng A: Dakota Johnson, A$AP Rocky, Florence Welch và Julia Garner.

Có thể nói, sự lên ngôi của công nghệ, yêu cầu cập nhật nhanh chóng của các tín đồ thời trang đã thay đổi cuộc chơi dành cho thời trang và làm đẹp nói chung. Nếu nói trước đây, quyền lực của báo chí truyền thống, các tạp chí thời trang vô cùng lớn, bởi đánh giá của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độc giả, đến cái nhìn của khách hàng về thương hiệu và những items; thì ngày nay, cuộc chạy đua của những influencer, cách truyền tải thông tin dễ tiếp cận, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội - dễ tiếp cần thông tin chỉ bằng cách "lướt" đã khiến sức hấp dẫn của các tạp chí in hay trang web chính thống bị sụt giảm. Và tất nhiên, chưa bàn luận đến kiến thức chuyên môn thì người tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn cùng hình thức mới mẻ hơn sẽ giúp ích cho nhãn hàng nhiều hơn.

Coi thường thị trường Châu Á, Vanessa Friedman bị coi là "tông điếc" trước thời cuộc

Cộng đồng thời trang với những người gốc Á từng đối mặt với tình trạng phân biệt chủng tộc. Thực chất, Vanessa Friedman được những người theo dõi thời trang nhận xét là một người khinh thường và miệt thị người tiêu dùng châu Á. Qua bài viết, luận điểm này cũng được hiện lên khá rõ ràng khi nhà phê bình đánh đồng nhóm người ảnh hưởng với với ngôi sao K-pop. Bên cạnh đó, còn là sự phớt lờ thời cuộc trước việc cán cân trong địa hạt tiêu dùng hàng xa xỉ đang nghiêng về châu Á.

Đối với bất kỳ thương hiệu nào, thứ quyết định duy nhất chính là doanh thu và mở rộng tầm ảnh hưởng. THỜI TRANG NỮ siêu cấp Không thể chối cãi khi mọi thứ đang dồn về châu Á với Trung Quốc là một thị trường khổng lồ và Hàn Quốc là nơi tiêu thụ hàng hiệu nhiều nhất thế giới. Khi thị trường hàng hiệu đang ngày càng bão hòa thì mở rộng thị trường tiềm năng và giữ chân đối tượng khách hàng cốt cán là điều bắt buộc. Bài toán đặt ra là việc bỏ tiền để nhận lấy sự quan tâm của các ngôi sao với lượng tương tác khổng lồ và fan chịu chi theo thần tượng sẽ hoàn toàn có lợi hơn việc những phương pháp truyền thống. Thế giới luôn xoay chuyển, mở mang tri thức và đổi mới cách truyền tải thông tin hoàn toàn là "phương pháp sống còn" với báo chí thời đại mới.

Tuy nhiên, mọi tranh cãi đều có điểm xuất phát, phương pháp "leo dốc" doanh thu và độ phủ sóng của các thương hiệu xa xỉ hiện nay cũng được ví như tự mang đá ném vào chân mình, thể hiện ở việc phong đại sứ bất chấp đã tự khiến giá và linh hồn của thương hiệu đi xuống. Mặt khác, dẫu biết new money, là tầng lớp chịu chi nhưng khi đánh vào tệp khách hàng này, nhiều thương hiệu cao cấp, có tên cũng như tuổi trong làng thời trang tự biến mình thành accessible premium. Sản phầm thương hiệu dù kinh doanh khá đến đâu, cũng bớt "xa xỉ" đi nhiều phần.

New Gen influencers hay "cuộc chơi Viral"







Hiệu quả của hình thức influencer marketing đã được chứng minh, tuy nhiên, đứng trong thời đại "ma trận influencer" thì chỉ có những người ảnh hưởng thật mới mang lại giá trị thật cho thương hiệu. Trong vài năm gần đây thì ngành thời trang và làm đẹp bị ảnh hưởng khá nhiều bởi mức độ "viral". Cụ thể như TikTok đang chiếm lĩnh tuần lễ thời trang. Các ngôi sao TikTok bắt đầu lấn sân sang thế giới thời trang vào năm 2019, khi Noen Eubanks trở thành gương mặt đại diện cho Celine. Sau đó vào tháng 2, Charli D’Amelio, người có 103 triệu người theo dõi trên ứng dụng, đã ngồi ở hàng ghế đầu tại Prada. Và đỉnh điểm là "chiếc hố" của Gucci vào năm nay.

Đặc biệt Gucci là một trong các thương hiệu thông minh biết nắm bắt và tương tác với các xu hướng. Chẳng hạn, Gucci đã tham gia #GucciModelChallenge bằng cách đăng lại các bài đăng của người sáng tạo (thử thách có hơn 210 triệu lượt xem, với yêu cầu người dùng phải layer nhiều món đồ ngẫu nhiên lên nhau, tạo ra vẻ ngoài đậm chất Gucci). JW Anderson cũng đã đăng một hướng dẫn về cách móc chiếc áo đan len mà Harry Styles đã mặc khiến đan móc trở thành xu hướng. Những người sáng tạo TikTok hiện đang thiết lập xu hướng thời trang toàn cầu. GUCCI Hashtag #Y2KFashion có hơn 58 triệu lượt truy cập và còn tiếp tục tăng,... đã giúp các thương hiệu như Juicy Couture và Von Dutch thậm chí đã tự hồi sinh từ cõi chết và ra mắt lại do nhu cầu phổ biến. như vậy, phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục ảnh hưởng đến bối cảnh thời trang và các xu hướng, mô hình tiếp thị và kinh doanh đều đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người mua sắm thời đại mới.

https://duybrandarm.jigsy.com/blog
https://postheaven.net/duybrandaccept/
https://auburn-kiwi-db37kb.mystrikingly.com/

No comments:

Post a Comment

Mùa giải dior dior mới của mùa này đã tạo ra một biểu hiện hấp dẫn

  Mùa giải mới của Dior năm nay mang đến một loạt các thiết kế độc đáo và đẳng cấp,  Dior hàng hiệu siêu cấp thể hiện rõ sự sáng tạo và tinh...